CLB Khởi nghiệp

[QTKTQT] TS. Nguyễn Văn Tân - Phó BTC cuộc thi Design Thinking Open Innovation 2023

“Những ý tưởng đổi mới sáng tạo mang tính điển hình, tiêu biểu tại Cuộc thi “Design Thinking – Open Innovation 2023” sẽ góp phần cải thiện xã hội.”. Đây là mong muốn của đại diện Làng Tư duy thiết kế đổi mới sáng tạo (ĐMST) – Techfest Vietnam (Innovative Design Thinking Village) – đơn vị đứng ra tổ chức Cuộc thi này.

Cuộc thi được triển khai theo chủ trương của Bộ Khoa học và Công nghệ về ĐMST, dưới sự chỉ đạo của Cục Phát triển thị trường, Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC), Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Công ty Diamond Innovation Forest, Hệ sinh thái Giáo dục và Nghề nghiệp VitanEdu và sự đồng hành, đồng tổ chức của nhiều đơn vị.

Gần đây, Lễ phát động Cuộc thi “Design Thinking – Open Innovation 2023” dưới hình thức trực tuyến đã nhận được sự tham dự của gần 70 nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp, giảng viên, đặc biệt là các startup đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

d7794adb4d1f9c41c50e (1).jpg

Lễ phát động Cuộc thi “Design Thinking – Open Innovation 2023” dưới hình thức trực tuyến

Ban Tổ chức của Cuộc thi gồm những chuyên gia, nhà khoa học đến từ TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội và các tỉnh, thành khác trên toàn quốc. Đặc biệt, LHU vinh dự có TS. Nguyễn Văn Tân - Trưởng Khoa QT-KTQT tham gia với vai trò là Phó Ban tổ chức - Ban Mentoring. Trong khuôn khổ cuộc thi, TS. Nguyễn Văn Tân cùng các chuyên gia đã có phần tọa đàm về chủ đề "Thương mại hoá các ý tưởng sau các cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo". Trong phần tọa đàm, các chuyên gia về ĐMST đã thảo luận về ý nghĩa của việc thương mại hoá các sản phẩm sau các cuộc thi ý tưởng và đưa ra nhiều giải pháp thiết thực và thú vị, với nhiều ý kiến từ khách mời tham dự.

Ông. Trần Quý, Ông. Nguyễn Văn Tân. Ông Trần Giang Khuê, và Bà Dương Tường Nhi với tọa đàm về “thương mại hoá các ý tưởng sau các cuộc thi KN-ĐMST”

Ông Trần Quý, Ông Nguyễn Văn Tân, Ông Trần Giang Khuê, và Bà Dương Tường Nhi với tọa đàm về “thương mại hoá các ý tưởng sau các cuộc thi KN-ĐMST”.

Chiến thắng của LHU tại SV. Startup 2023

Trường đại học Lạc Hồng đã mang về nhiều thành tích về khởi nghiệp trong những năm qua, mà gần đây nhất là 01 giải ba và 01 giải khuyến khích tại SV. Startup 2023. Để đạt được điều này, nhà trường đã có định hướng từ rất sớm, cụ thể LHU là đơn vị thành lập câu lạc bộ sớm nhất trên địa bàn Đồng Nai. Bên cạnh đó, Hệ sinh thái khởi nghiệp Trường Đại học Lạc Hồng đã được hình thành hoàn chỉnh (thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp, Khu không gian làm việc chung, Hệ thống mentor, các phòng Lab hiện đại) với việc cử thành viên tham gia sâu vào các cộng đồng khởi nghiệp của tỉnh, khu vực và quốc gia (Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam- VSMA, Hội đồng tư vấn và hỗ trợ Khởi nghiệp khu vực phía Nam, Hội đồng điều phối Hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Đồng Nai, Làng Tư duy thiết kế sáng tạo của Techfest Việt Nam,...); Việc này đã hỗ trợ tốt cho việc tư vấn, hỗ trợ, đào tạo và giới thiệu nguồn lực cho các bạn sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp. Ngoài ra, Nhà trường và các giảng viên luôn hỗ trợ, đồng hành cùng các bạn từ giai đoạn hình thành ý tưởng đến thương mại hoá sản phẩm, gọi vốn, đặc cách môn học, tốt nghiệp... Đây là những hướng đi đúng đắn, được cụ thể bằng những hành động, những chính sách thiết thực để giúp sinh viên có được những kiến thức về khởi nghiệp, được kinh doanh thật, làm hành trang cho sinh viên lập nghiệp, tự làm chủ ngay trên giảng đường hay sau khi tốt nghiệp.Tiến sĩ Nguyễn Văn Tân chia sẻ việc xây dựng và triển khai Hệ sinh thái Khởi nghiệp là một mũi tên xuyên suốt từ các giảng viên đến các bạn sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học. Các thầy cô, giảng viên có trách nhiệm hỗ trợ và dẫn dắt các bạn sinh viên thực hiện những ý tưởng, biến giấc mơ Khởi nghiệp của mình trở thành thực tiễn.

Khoa Quản Trị KTQT

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        514,987       1/504